It was an evening in early August of 1969, while I was looking at some colored wedding photos sent from the United States to arrange into album, when the door bell rang. I opened the door and was surprised to see Carl and Huân from the office. Huân’s job involved developing and printing films and he worked in the dark room. Carl was both a journalist and a photographer. These two gentlemen never came to my house at this hour. They were not here for socialization, and certainly not to call on me to go to work. I was a secretary for The Associated Press with general duties such as issuing paychecks, bookkeeping, purchasing and selling photographs, taking care of business for the director, attending press conferences, etc. My job duties did not require working on weekends or at nights.
The two men walked into the living room. They looked at me. They looked at each other. Neither man wanted to be the first to speak. I sensed that something was wrong, but was not sure what. Finally Carl said, “Our office received a phone call from Rach Gia this evening, informing us that Cung, your husband, was killed in action.”
I stared at them, stunned and speechless. Carl continues, “We’ve contacted Rach Gia to confirm and have spoken to the vice-principal of the University of Tran Quy Cap, Cung’s mother. She has received the news.”
I sat down on my heels without comprehending another word amid the general humming of words from my father, my mother, and other family members.
We were married after Easter in April 1969. Cung died in battle on July 30, 1969. Cung did not have a military background. He graduated from the University of Education, was endorsed in the subject of French language, and had taught for one year. Then he was drafted by the General Mobilization Program. When he received papers to report for duty, he came to ask my parents for my hand in marriage, thinking it would be more difficult to get married once he was in the armed forces. On paper, we had been married since June 1968. On the engagement day, the groom-to-be was not present because he was stationed at Tra Bong. Only the future mother-in-law came with customary gifts. I felt somewhat sorry for myself, but it was war time, what else to do?
After the wedding, Cung returned to the battlefield while I stayed with my parents, waiting for Cung to be released from the armed forces to come back to teaching. The Department of Education promised that teachers would be allowed to come back in October 1969. Our plan was to move out to our own place afterwards.
*
The American cargo helicopter landed at Binh Thuy airport in Can Tho. The co-pilot turned around to face Cung’s brother and me. We were sitting next to the coffin. “I am sorry that we have to leave you two and the coffin here because this is an American helicopter to transport oil. We could only bring you here, not all the way to Saigon.”
The rear door of the aircraft opened. A forklift removed the coffin and deposited it in the middle of the airfield. My brother-in-law said, “Stay here. I’ll go talk to the person in charge and perhaps we’ll get help.”
The August afternoon’s sun pounded its shiny and burning rays on the airfield. In an otherwise empty airfield, a lonely coffin stood, covered with a disheveled national flag, on which wax from burning candles had dripped and hardened – white dull masses on the flag’s yellow background – and a few dry curled leaves from a flower wreath of the previous evening lay still. I felt suddenly small and vulnerable inside a light blue Vietnamese dress. I was standing there in the middle of the immense airfield – eyes bleary and hair unkempt in wrinkled clothes – searching about with uncertainty. The largeness of the airfield made the coffin seem small, so small, and me smaller still. There was no one else around, but a few military aircrafts next to a few barrels of oil that had not been put away. There was a whiff of odor from the coffin, perhaps; I moved a little away, putting my hands on my chest, feeling suffocated; a heaviness and an aching pain flowed from my chest to my stomach; I felt like fainting.
Two days and a night at Kien Giang had worn me out. I did not do anything. I just did not eat, did not sleep, did not cry, and did not even go to the bathroom. My body was probably drained of liquid. I had my mother-in-law on one side and brother-in-law on the other side, pouring Mr. Longevity milk for me to drink. My mother-in-law was smart; she had experience with wars and deaths; even though she came here to receive her son’s body, she remembered to bring a can of Mr. Longevity milk for her dainty daughter-in-law – a new bride, like a new silk cloth that had not been embroidered on. “Drink, dear. If you faint away, I will not know what to tell your parents.”
I could not drink. The smell of dead bodies stacked at the front of the morgue from this afternoon had pervaded my whole body. It enveloped me and flowed from the top of my head down to my two feet, when I was negotiating my way through the bodies stacked outside, to enter the area where bodies of officers were kept inside. I had to walk over numerous body bags, some of which had body parts stick out at an opening: one with two feet, shoes still on; one with a clump of hair, embedded with dirt; and one with a whole pale yellowish face, whose eyes had not completely closed and where a few flies had found their place. I followed my brother-in-law’s guide of hand, feeling nothing, numbed by shock. I didn’t know if I stepped on anyone. I tried not to. Once I was inside, I saw nothing but only heard a burst of crying from my mother-in-law and my brother-in-law saying, “Yes, this is Cung’s body.”
I had a feeling of being picked up, of being put down on a step; the wind from the river blew on my face and woke me up; I opened my eyes, looking down. I saw a torpid stream of cloudy water below. So the morgue of Kien Giang Hospital was at the river’s bank. I didn’t have the courage to look at the women who had to walk around and open up each poncho used to wrap bodies in front of the morgue. Each was searching for her husband or son. I was luckier than they.
Cung’s body was brought to a small local army family housing site for a funeral. I was assigned to stand next to the coffin. The vice mayor gave a speech. While he was reading his notes, I looked at the candles that were burning, the flower wreath that had started to fade, a rice bowl in which there was a boiled egg atop the rice that had become dry, the flies fluttering up and down the egg, and the ash that fell from the incense sticks on top of it. The vice mayor left in a hurry right after his speech. Perhaps he was disappointed that he could not offer a few words of condolences in the absence of any tears from me. A few army wives came to say hi. Children and dogs ran around the coffin; dirty children with snot on their faces who wore tops so short that their bulging stomachs hanged out; and dogs that were so skinny that their bones poked through the furless hide. The children stared at the people from Saigon whose appearances were somewhat different from local folks. Some people who came from far away places and had not been able to find bodies of their loved ones came to talk to my mother-in-law for information; their eyes were heavy on enervated faces.
I stood there, hearing and not listening to voices on top of each other; each person said things in a different way – it must have been the same at home whenever my sisters and I came back from a movie and we tried to speak over each other. It sounded like they were talking about a battle right at the village of Vinh Thanh Van. I did not know where the village was, but it must have been close. They said the battle had been going on for three days already and it was still raging; there was no time to carry out all the bodies, we just had to wait. Just wait and you’d see your loved one again, they said.
“If you don’t see your loved one alive, you’ll see him dead, but you’ll see him.”
Once in a while, my brother-in-law would be gone and I had no idea where he went. Perhaps he was trying to arrange transportation for family members. Among the people coming to receive bodies, the three of us cried the least. With trembling lips, my mother-in-law asked for hot water to dissolve milk powder for me. She was scared that I was already so thin and I had not eaten nor spoken for two days. She probably would feel better if I cried my heart out as the other widows. She wasn’t sure how long we’d be stuck there. With a background in French, she spoke to an American army officer and managed to get a lift in his military aircraft back to Saigon; then she’d pay for a private plane to come back here to pick up her children. She was good. Years ago when she was still very young, she alone rented a boat in Nam Dinh to go search for her husband. One night her husband was invited to go to a meeting by the Viet Minh and he had not been seen for a month. He was taken away because he operated a small school teaching French in Nam Dinh. She went miles and miles, by boat and by foot, to an uninhabited area in the middle of nowhere to look for her husband. She was told to go home, he was shot to death. She secured another boat to go home. She did not know the exact date of his death, so she used the date he was taken away to commemorate him. Shortly after she came back, she left Nam Dinh and took her three sons – the oldest was ten years old – to find a way to go to Hanoi. She worked hard and raised her sons by herself. Then she took her sons to South Vietnam when the country was divided into North and South. If other people could do it, she could too. Of course she cried. But her tears dried quickly because they didn’t pour out all at once. They dribble a bit – all her life. She had her daughter-in-law for only three months; the girl was still so young with no child. The girl had her mother-in-law and brother-in-law with her when she went to pick up her husband’s body. The girl was luckier than her mother-in-law for sure.
Indeed, my savvy mother-in-law suffered much more than her daughter-in-law. Even though she was able to get a lift on an aircraft, it was unable to take her all the way to Saigon; it brought her to Binh Thuy airport that night. She was soaked by an unexpected downpour in August. Disheveled and wet, she sought refuge in a church. She didn’t have to cry. The earth and sky did it on her behalf. She took a van back to Saigon the next morning. In the mean time, her children, alive and dead, were also deposited at the same place as she was, but not at night during the rainfall, but in the afternoon under plenty of sunshine.
In the end, the coffin was transported to Saigon. When we landed at Tan Son Nhat airport, the sight looked fitting. If a war scene was to be recorded, this would be perfect. The coffin didn’t need to be altered to look more mournful. The flag that covered it looked sorrowful, being uneven, wrinkled, and lonely. The two forlorn persons next to it did not need to wear make-ups or put on an act; they walked about in a dispirited, confused, and lost manner; appearing broken down, bit by bit, as worn-out soldiers coming home from a failed battle. Just film them as they were and the film would be a masterpiece.
Much later I often asked myself why I was able to stay dry; why didn’t I become hysterical and crazy, pounding my head against the wall?
Hundreds of questions have been swirling inside my head all these years.
A military jeep arrived to take the coffin from the airport to the morgue at Grall Hospital. Didn’t I tell you that my mother-in-law was savvy? She had requested and was granted a plot in Mac Dinh Chi cemetery so that she could visit often; the National Military Cemetery would be too far and not convenient for visitation purposes.
The jeep passed by Cung’s house; it stopped so Cung could see one last time where he had lived and grown up. Whoever thought of having the dead pass by his house before leaving this earth forever if death occurred at a different place than home was superb! A few neighbors and relatives already were waiting at their doors. They looked at me and at the coffin as though they were watching a film in slow motion. They were too familiar with funeral scenes like this these past few years. I was still so young, they thought. Time would heal. I would forget. I would remarry. They felt sorry only for the mother.
They were almost right. When I was pushed out of the country, Cung’s family also left. Cung alone stayed behind. As it also happened to living people, Cung was not allowed to stay at his own place; their personal and real estate properties were confiscated. A cousin found a new place for Cung in the Tan Dinh cathedral.
After life jerked me around, it had to deposit me at one place. Seven years later I remarried and had children; I live a normal life as other women do in a peaceful country. I have my happy and sad moments with the ups and downs of life. I gradually forget the tragedy of ages ago, though I am clear that it stays with me throughout my life. Sometimes Cung comes back in dreams even if I did not think of him the day before. It doesn’t matter if Cung comes back living or dead, I would silently shed tears onto my pillow. I try not to disturb the person lying next to me who is still sleeping peacefully. In the morning when I wake up, I’d change the pillow case and march on with my life, doing my husband’s laundry, cooking my children’s meals.
Time marched on; joy and sorrow filled my two hands. Then the day did come when my hair turned colors.
*
The first time I went back to Vietnam after 23 years was in 1998, I looked for Cung at the Tan Dinh cathedral.
I walked between the isles, read each name, arrived at T, the initial of Cung’s last name. I found a small drawer with an inscription of name, birth date, and death date, but there was no picture. I was awe-struck. With trembling fingers, I caressed the inscription. The sensation of touching the coffin of 1969 came back to the tips of my fingers. A small cry came forth from my larynx and broke out into a sob, I cried as I’d never cried before. The tears from all past years gushed forth in one day, the tears of Kien Giang days when I went to pick up my husband’s body had dried up but now poured forth, as a hidden underground spring that found a crack on the ground. I went limp and dropped down on the floor between two shelves. I cried as I’d never cried before.
It was quiet all around. I surrendered myself to my tears, to my misfortune, and to my loneliness. The drawer that contained the ash above my head was still stolid and impassive as it was before I came.
Translation from "Bình Thủy 1969"
-- written by Trần Mộng Tú, November 1998
-- translated by Diem-Tran Kratzke, December 2011.
BÌNH THỦY 1969
Buổi tối của một ngày đầu tháng 8 năm 1969, khi tôi đang ngồi xem những tấm ảnh mầu đám cưới gửi từ Mỹ về, xắp xếp để làm một cuốn album, thì nghe tiếng chuông cửa. Tôi ra mở cửa, hết sức ngạc nhiên khi thấy Carl và anh Huân là hai người ở Sở trước mặt. Anh Huân làm phòng tối, phụ trách về rửa phim, in hình và Carl vừa là phóng viên vừa là nhiếp ảnh viên. Cả hai người này chẳng bao giờ đến nhà tôi vào giờ này, càng chắc chắn là không phải gọi tôi đi làm. Tôi lúc đó làm thư ký cho hãng Thông Tấn The Associated Press, công việc của tôi là lo tất cả những việc linh tinh cho hãng: Từ phát lương cho nhân viên, giữ sổ chi thu, mua bán hình ảnh, thư ký cho ông chánh văn phòng, đi nghe họp báo bỏ túi, v.v. Những việc này không bao giờ phải làm cuối tuần, cũng như không bao giờ làm ca đêm.
Cả hai người bước vào buồng khách, cả hai nhìn tôi, rồi cả hai nhìn nhau, không ai muốn là mình nói trước. Tôi linh tính có điều không tốt, nhưng không hiểu chuyện gì. Cuối cùng Carl nói: “Sở nhận được điện thoại từ Rạch Giá gọi về chiều nay, nói là Cung, chồng của cô đã tử trận.”
Tôi đứng ngẩn người, nhìn lại cả hai, không nói được tiếng nào, Carl nói tiếp:
“Suốt từ chiều, chúng tôi liên lạc được với Rạch Giá (Kiên Giang), xác định tin rõ ràng, có gọi điện thoại nói chuyện với bà giám thị của đại học xá Trần Quý Cáp, mẹ Cung, cụ cũng nhận được tin rồi.”
Tôi ngồi xuống hai gót chân mình, không nghe được gì tiếp, ngoài tiếng xôn xao của cha, mẹ và gia đình.
Chúng tôi mới cưới nhau sau lễ Phục Sinh vào tháng Tư, Cung tử trận 30 tháng 7, năm 1969. Cung không phải là quân nhân chính gốc, anh tốt nghiệp Đại Học Sư Phạm, ban Pháp Văn và đã đi dậy được 1 năm, anh bị gọi trong chương trình Tổng Động Viên. Khi nhận giấy báo phải nhập ngũ, anh đến xin cha mẹ tôi cho làm hôn thú, vì sợ sau này sẽ khó khăn khi ở quân đội. Trên giấy tờ, tôi có chồng từ tháng 6-1968. Lúc làm đám hỏi chú rể tương lai không có mặt (đang đóng ở chi-khu Trà Bồng) chỉ có mẹ chồng mang trầu cau sang. Nghĩ cũng tủi thân, nhưng thời chiến mà, làm sao được.
Sau đám cưới, Cung về đơn vị, tôi vẫn ở nhà với cha mẹ, đợi Cung được biệt phái về dậy học lại, (Bộ Giáo Dục hứa sẽ cho các giáo chức được về vào tháng 10/1969) rồi sẽ ra ở riêng.
*
Chiếc máy bay vận tải Mỹ đáp xuống phi trường Bình Thủy, Cần Thơ. Người phi công phụ quay xuống nói với anh trai của Cung và tôi, đang ngồi cạnh chiếc quan tài.
“Chúng tôi rất tiếc là phải thả hai người và quan tài xuống đây, vì đây là máy bay quân đội Mỹ chở dầu, chúng tôi chỉ đi tới Cần Thơ chứ không về đến Sàigòn.”
Đuôi máy bay mở ra, một chiếc forklift tiến đến trục quan tài ra khỏi máy bay để giữa lòng phi đạo. Anh chồng tôi dặn: “Em đứng đây, anh vào gặp ông xếp của phi trường này may ra được giúp đỡ.”
Buổi trưa tháng Tám, mặt trời tóe những chùm nắng rát bỏng, chói chang trên sân bay, cái sân bay rộng lớn chổng chơ một chiếc áo quan có phủ sộc sệch lá quốc kỳ, mấy giọt nến đóng thành mảng khô cứng trắng đục trên màu vàng của lá cờ, một vài chiếc lá quăn queo sót lại của vòng hoa chiều qua còn dính ở đó. Tôi tự thấy mình bé nhỏ, mỏng manh trong chiếc áo dài màu xanh nhạt, áo nhầu nát, tóc bơ phờ, mặt ngơ ngác đứng nhìn chung quanh mình. Cái sân bay trông sao mông mênh thế mà cái áo quan thì bé tí, tôi đứng bên cạnh trông lại càng bé hơn. Sân bay không một bóng người, vài ba chiếc máy bay quân sự đậu rải rác bên cạnh những phuy dầu chưa kịp xếp vào kho. Hình như đã có mùi hôi bốc ra từ áo quan, tôi đứng lui ra một tí nữa, xoa tay lên ngực, thấy mình nghẹn thở, ngực nặng và đau buốt, đau thấu xuống tận bụng, tôi muốn ngất đi.
Hai ngày, một đêm ở Kiên Giang đã làm tôi đuối sức. Tôi có làm gì đâu. Tôi chỉ không ăn, không ngủ, không khóc, không cả vệ sinh. Chắc trong người tôi không còn nước. Bà mẹ chồng một bên, ông anh chồng một bên, họ đổ sữa ông Thọ cho tôi. Bà mẹ chồng tôi thật giỏi, bà có kinh nghiệm với chiến tranh, kinh nghiệm với chết chóc, nên đi đón xác con mà bà còn nhớ đem theo hộp sữa ông Thọ cho cô con dâu tiểu thư, cô con dâu còn mới như vuông lụa chưa thêu.
"Con uống đi. Con mà gục xuống đây nữa thì mẹ biết nói làm sao với cha mẹ con.”
Tôi không uống được, cái mùi tử khí trưa nay của mấy chục cái xác xếp chất lớp trước cửa nhà xác vẫn ràn rụa trong thân thể tôi. Nó phủ chụp từ đỉnh đầu xuống hai bàn chân, khi tôi len lỏi bước qua những xác lính bên ngoài để vào bên trong chỗ người ta để xác sĩ quan. Tôi đã phải bước qua từng cái túi có bọc thây người ở trong, có cái thòi hai bàn chân còn nguyên đôi giày saut ra một đầu, có cái thì lòi ra ở đầu kia một đỉnh tóc bết đất, có cái thòi nguyên một khuôn mặt tái mét vàng khè có mấy con ruồi đậu trên đôi mắt chưa khép kín hẳn. Tôi đi theo bàn tay dắt của người anh chồng, xúc động và kinh hoàng đã làm tôi không còn cảm giác nữa. Không biết tôi có dẫm phải ai không. Tôi cố gắng không dẫm lên những người đàn ông nằm đây. Vào được đến bên trong thì tôi có nhìn thấy gì đâu. Tôi chỉ nghe tiếng bật khóc của mẹ chồng, tiếng anh chồng bảo “Đúng là Cung rồi.”
Tôi thấy hình như tôi được bế lên, được đặt ngồi xuống một cái bậc thềm, gió ở sông thổi vào mặt tôi, giúp tôi tỉnh lại, tôi mở mắt ra, nhìn xuống. Tôi thấy một giòng nước đục chẩy lờ đờ bên dưới. Thì ra nhà xác của bệnh viện Kiên Giang nằm sát cạnh bờ sông. Tôi không dám nhìn vào những người đàn bà đang đi lật từng cái poncho quấn thây người để tìm chồng, tìm con họ trước cửa nhà xác. Tôi thấy tôi còn may mắn hơn họ.
Người ta đem xác Cung về trại gia binh tiểu khu để làm lễ. Tôi được bầy đứng cạnh áo quan cho ông Phó Tỉnh Trưởng đọc diễn văn, trong khi ông đọc thì tôi đứng nhìn mấy cây nến chẩy, nhìn vòng hoa đã bắt đầu héo, có cả chén cơm đã khô và quả trứng luộc có mấy con ruồi bay lên bay xuống, tàn nhang rơi phủ đầy trên đó. Ông Phó Tỉnh đọc diễn văn xong, hấp tấp ra về. Chắc ông hơi thất vọng vì không thấy tôi khóc để có dịp nói lời an ủi. Mấy người vợ lính trong trại gia binh, chạy sang thăm hỏi, mấy đứa nhỏ con lính chạy loanh quanh áo quan với mấy con chó gầy trơ xương, trụi cả lông, cái áo chúng mặc ngắn cũn, bụng ỏng ra ngoài, mũi thò lò cũng chẳng chùi. Chúng tròn mắt nhìn mấy người Sài Gòn, mặt mũi có vẻ khang khác với những người trong trại lính này. Có người cũng từ xa đến chưa tìm ra xác chồng, xác con đến hỏi han bà mẹ chồng tôi với con mắt nặng trĩu và gương mặt thất thần.
Tôi đứng đó lơ mơ nghe lao xao những tiếng nói chồng lên nhau, mỗi người kể một cách, giống như ở nhà tôi mỗi khi đi xem một cuốn phim về, chị em tôi vẫn thường tranh nhau nói như thế. Hình như họ nói về trận đánh ngay ở xã Vĩnh Thanh Vân. Xã này, tôi không biết ở đâu nhưng chắc là rất gần. Họ nói đánh ba bốn hôm rồi, và vẫn còn đánh nên xác không kéo ra hết được, phải ngồi chờ thôi. Cứ ngồi chờ thế nào cũng gặp, họ bảo nhau.
“Không thấy người thì thấy xác. Thế nào cũng gặp mà!”
Người anh chồng thì thỉnh thoảng lại biến mất, không biết đi đâu, chắc là đi tìm cách đưa mọi người về nhà. Tôi thấy trong những người đi nhận xác chỉ có 3 người trong gia đình này ít khóc nhất. Bà mẹ chồng tôi thì vừa mếu máo vừa lo xin nước sôi pha sữa cho con dâu uống. Con bé này vốn đã gầy, hai hôm rồi nó chẳng ăn, chẳng nói gì làm bà phát hoảng, giá nó cứ khóc sướt mướt như mấy người vợ lính đang khóc ngoài kia thì bà lại đỡ lo. Không biết còn kẹt ở đây đến bao giờ? Bằng vốn liếng tiếng Pháp bà nói chuyện với một ông sĩ quan Mỹ cho bà quá giang máy bay quân sự về Sàigòn, rồi bà sẽ thuê máy bay dân sự xuống đây đón mấy đứa con. Bà giỏi lắm. Mấy chục năm trước, còn trẻ măng mà bà đã một mình thuê đò ở Nam Định đi tìm chồng. Chồng bà đang đêm được Việt Minh đập cửa mời đi, rồi cả tháng không thấy về. Ông được mời vì lúc đó ông có một ngôi trường nhỏ dậy học tiếng Pháp ở Nam Định. Bà đi đò, đi bộ cả bao nhiêu cây số, đến tận chỗ không ai dám bén mảng đến hỏi tin tức chồng. Họ bảo về đi, bắn chết rồi. Bà lại thuê đò về, tính ngày đi của chồng dùng làm ngày giỗ vì bà không biết ông bị xử bắn vào hôm nào. Mấy hôm sau bà bỏ nhà ở Nam Định, dắt ba thằng bé, đứa lớn nhất chưa quá 10 tuổi tìm đường ra Hà Nội. Đi làm, nuôi con ăn học. Rồi lại dắt con di cư vào Nam. Ai làm được gì thì bà cũng làm được như vậy. Bà cũng khóc chứ. Nhưng nước mắt thì vốn chóng khô vì nó không chảy hết ra một lúc, nó chảy rỉ rả ít một. Chảy suốt một đời. Cô con dâu bà mới cưới được có ba tháng, còn trẻ lắm, lại chưa có con, đi đón xác chồng lại có mẹ chồng, anh chồng bên cạnh. So với bà cô còn may mắn chán.
Mà đúng thật, bà mẹ chồng tháo vát của tôi số khổ hơn con dâu. Bà xin lên được máy bay về trước các con một hôm thì cũng bị thả xuống phi trường Bình Thủy đêm hôm đó, máy bay không về đến Sài Gòn. Một cơn mưa tháng Tám bất chợt ập xuống làm bà ướt sũng, thất thểu tìm một nhà thờ vào xin ngủ qua đêm, bà không cần khóc nữa, trời đất khóc hộ bà rồi. Sáng hôm sau bà đi xe đò về Sàigòn. Trong khi đó thì các con của bà: Con sống, con chết cũng bị thả xuống chỗ mẹ ngày hôm qua, nhưng không phải buổi tối mưa sũng nước mà một buổi trưa đầy nắng.
Cuối cùng thì cũng đưa được quan tài về Sài Gòn. Khi xuống đến phi trường Tân Sơn Nhất thì cả người và cảnh trông thật bắt mắt. Nếu có cần quay một cảnh phim cho chiến tranh thì hay quá. Cái quan tài cũng không cần phải trang trí cho ra vẻ tang thương hơn nữa. Lá cờ phủ trên nó nhầu nát, xộc xệch, cô đơn, đã đủ vẻ tang thương. Hai nhân vật thất thểu xác sơ đứng cạnh không cần phải hóa trang hay diễn xuất, họ đi đứng như người mất hồn, ngơ ngác, thất lạc, rơi ra từng mảnh như những người lính vừa bại trận trở về. Cứ dựng máy quay phim lên, quay họ như thế vào phim cũng tuyệt lắm rồi.
Sau này tôi nghĩ lại vẫn tự hỏi. Tại sao lúc đó mà mình tỉnh khô như vậy, sao mình không phát rồ, phát điên, không đập đầu vào tường?
Cả trăm câu hỏi cứ chạy lung tung trong đầu tôi bao nhiêu năm trời.
Một chiếc xe nhà binh đón chở áo quan từ phi trường đến nhà xác bệnh viện Grall. Đã bảo bà mẹ chồng tôi là người tháo vát mà! Bà còn xin được miếng đất chôn Cung trong Mạc Đĩnh Chi để bà thăm viếng cho tiện, chứ lên tận Nghĩa Trang Quân Đội thì làm sao bà có thể đi thăm thường xuyên được.
Họ cho Cung đi qua nhà, dừng lại cho Cung nhìn chỗ mình đã sống, đã lớn lên một lần chót. Chẳng biết ai là người nghĩ ra cái tục không được chết ở nhà thì phải ghé qua nhà trước khi ra đi hẳn mà hay thế! Tôi thấy những người lân cận và một vài người họ hàng đã đứng chờ sẵn trước cửa nhà. Họ nhìn tôi, nhìn quan tài như xem phim chiếu chậm, họ quen quá rồi cái cảnh này những năm gần đây. Tôi còn trẻ quá, họ nghĩ. Thế nào rồi cũng quên đi, cũng lại lấy chồng, chỉ tội cho bà mẹ anh ta.
Họ nghĩ cũng chẳng sai mấy. Khi tôi bị đẩy ra khỏi nước, gia đình chồng cũng bỏ đi, chỉ có Cung là người ở lại. Cung cũng chẳng khác gì những người còn sống, cũng bị đuổi nhà, bị chiếm đoạt tài sản. Người anh họ ở lại tìm cho anh một nơi cư ngụ mới trong nhà thờ Tân Định.
Tôi trôi mãi rồi cũng phải giạt vào một chỗ. Bảy năm sau tôi lấy chồng, sanh con, tôi sống bình thường như tất cả mọi người đàn bà khác trên một đất nước không có chiến tranh. Tôi cũng vui, cũng buồn với những thăng trầm của đời sống. Ở đời sống hàng ngày, tôi quên dần cái bất hạnh của tôi mấy mươi năm về trước. Nhưng tôi nhớ rất rõ ràng là cái bất hạnh đó nó có hiện diện trong kiếp người của mình. Thỉnh thoảng Cung vẫn về trong giấc mơ, dù suốt ngày hôm trước tôi không hề nghĩ đến. Cung về như còn sống hay về như đã chết thì khi tỉnh dậy, nước mắt tôi vẫn lặng lẽ trào ra trên gối. Tôi cố gắng không làm giao động người nằm bên cạnh đang ngon giấc. Buổi sáng, thức dậy, tôi thay áo gối, rồi lại thản nhiên bước vào đời sống trước mặt: Giặt giũ cho chồng, cơm bánh cho con.
Thời gian cứ thản nhiên trôi, buồn và vui đầy ắp hai tay. Ngày trắng tóc rồi cũng đến.
*
Lần đầu tiên về thăm lại Việt Nam năm 1998, sau 23 năm, tôi đi tìm Cung ở nhà thờ Tân Định.
Tôi đi len lỏi giữa những dẫy kệ, đọc từng cái tên, đi đến vần “T” là họ của Cung. Tôi nhìn thấy một cái hộc nhỏ, không có hình chỉ có ghi Họ, tên, ngày sinh, ngày mất. Tôi đứng lặng người, run rẩy chạm những ngón tay mình lên mặt chữ. Cái cảm giác chạm tay vào đầu áo quan của năm 1969 bỗng hiện ra dưới những ngón tay tôi. Một tiếng nấc đưa lên thanh quản, vỡ òa ra, tôi khóc như chưa bao giờ được khóc. Nước mắt của bao nhiêu năm tụ lại một ngày, nước mắt của những ngày đi đón xác ở Kiên Giang khô lại bây giờ nứt ra như một mạch ngầm của suối bật lên trên mặt đất nứt nẻ. Tôi khuỵu chân ngồi xuống giữa lối đi của hai hàng kệ, khóc như chưa bao giờ được khóc.
Chung quanh tôi vắng lặng. Tôi trầm mình vào nước mắt, vào bất hạnh, vào nỗi cô độc của mình. Cái hộc nhỏ đựng tro than bên trên đầu tôi vẫn thản nhiên, im lìm nhìn như trước khi tôi đến.
TRẦN MỘNG TÚ
Bình Thuỷ, 30-07-1969
Tân Định, tháng 11-1998
(Nguồn Hợp Lưu 82)