A
GIFT
-Written
for grandson Oliver Tam Thể
The little tyke was born four weeks premature and
was a little smaller than full-term babies. The brand-new grandmother stood
there observing her first grandson. Through a veil of tears, this is what she
saw: It is a pinkish pebble that Mother Nature just put down on the beach of the
human sea – although it is a small pebble among thousands of pebbles on the
sand, but how it sparkles and how pure and very private it is. The pebble lies
at the side of the enormous and mighty sea where the sound of thunderous waves
is constant – and yet it is not afraid, but calmly smiles. It is a raindrop
from the peaceful clouds above – deposited on a lotus leaf and shiny as a
pearl; she reaches out and takes it to wear on her neck. It is a baby bird just
out of its shell – still wet and shaky, calling chirp chirp; its mother spreads
her wings to gather it in, close to her heart; its father flies out in search
of food; she finds herself pulling loving straw pieces from her chest to add to
its nest. It is a tiny fish just out of the egg bag – swimming uncertainly next
to its mother; she finds in her hand powdered grilled rice and she sprinkles it
down for both mother and baby. It is a piglet, round and pink and plump –
pushing its way to its mother’s breast, calling oink oink; she sees herself
raising her hand to add a leaf to the roof of its shelter to protect both
mother and baby from sun and rain. It is a kitten who just made its first cry
meow meow – umbilical cord still bloody, not yet cut, still connecting the
kitten on one end to its mother at the other end; she sees herself looking for
a dish to hold milk poured for both mother and baby. The kitten made a loud
cry. She was startled back to reality.
She looked at people bustling around a live being, a
fine product from God who just put it down on the palm of the human race.
Looking from her daughter lying on the bed, to her grandson, then to herself,
she suddenly thought of the Russian dolls she saw being sold at airports when
she travelled. Those are hollow wooden dolls. The biggest doll would open up to
reveal a smaller one inside, the smaller one would open up to reveal yet another
smaller one inside, and so on… Each time a doll is opened, the inside doll gets
smaller and smaller, as the family relationship going from her
great-grandmother, to her grandmother, to her mother, to herself, to her
daughter, and then to her grandson…
Just like that, it goes from parent to child, the
new generation replaces the old one, but in the new blood there are drops of
the old, so that one day someone will exclaim in amazement: “This little boy has his great-grandfather’s
nose,” or “This little girl has her grandmother’s skin tone.” She saw her grandson, small but normal, with a
round head, pink skin, exactly five fingers on each hand, five toes on each
foot, and two full ears; that was enough for her to give thanks to God and to
feel the ancestors’ blessed happiness. She was overwhelmed with gratitude and
happiness, her feeling flowed fully as an open dam. She remembered her friends,
who had already become grandmothers, who said, “It is wonderful. We can love
them, spoil them, and yet we do not have the responsibilities to raise them or worry
if they turn out well or have a good education.” It sounded a little strange to
her. She is still waiting to see if she will feel the same way.
She held her grandson to have a first picture taken
– tenderly, as if holding a small world in her hand, as if holding a spring time
full of fragrance. (Rain and shine caused by the small world would belong to
his parents, not to her.) She remembered the time she gave births a few decades
ago: The first-born, followed by three more babies, one after another, within
four years. The new mother used to sing a verse from a folk song: “My little
ones I hold in my arms.” Then in a blink of an eye, it was as though it
happened yesterday.
Her children have spread, each lives in another
state. The mother kept waiting for a holiday or a wedding, a gathering of
relatives, as an opportunity to see her children again. Then she waited for
news of marriages or of babies from her own children. Her daughter now had
begun to march on the road she herself had marched on. Her daughter would
understand motherly love. (Didn’t she see her daughter moved to tears of
happiness?) She prayed that her daughter would be strong enough to manage the
rough road ahead (she knew it would be rough, just a matter of degrees) with
calmness, acceptance, and peace.
She is a “late bloomer” and that’s why she became a
grandmother at the time when friends of hers already had grandchildren entering
college. She smiled and wondered “Why am I Grandma Ngoại?” Ngoại means outside.
Outside of what? Of blood and of family name? Or does it mean from the outside
looking in? Who was so clever with terminology? The term must have been coined
by a man from the “inside,” a man who was on the “Nội” side, who was a true
Confucian and therefore gave much more importance to males than to females. But
isn’t there an adage “Grandchild of Grandma Nội, labor of Grandma Ngoại” which
means that Grandma Nội is very proud of her grandchild, but Grandma Ngoại is
the one who would first be involved in taking care of her grandchild. Grandmas Ngoại
would happily accept the hard work.
She enjoys her children and grandchildren as enjoying
God’s gifts to her. She believes that God puts a beautiful garment on each of his
creations, whether a human being, a pebble, a flower, a rain drop, or a kitten;
and God blows a soul into each. A human being carries a spirit of God and animals
and plants carry spirits of Nature. She hopes for her grandson to grow up in
simplicity and goodness. That would be ancestor’s blessed happiness. Talent and
wealth she does not worry about. It is something from God, something between
God and His creation.
She already thought of Vietnamese names that are
full of Vietnamese essence to call her grandchild since the time her daughter
was known to be pregnant. She knew that her grandchild would be born in the
spring, so she thought of names that would express the warmth and peace of spring
time such as Xuân Hòa, Lam Điền, or Tịnh Hồ, but
in the end she had chosen the simplest “Tam Thể” to call him. The little boy
carries Vietnamese, American, and Australian blood and was born in a year of
the cat. So he would be her own “mèo tam thể” (three-colored cat.)
She held the tiny “Mèo” (Kitten) in her hand;
looking down at his beautiful face and seeing that his eyes and nose were as
small as letters, she curiously rearranged the letters into words and words into
verses, to make a poem. She knew this poem was from an angel, lovingly sent down
from heaven above, as a gift just for her. She certainly did not write the poem
herself.
Translated by Diem-Tran Kratzke – March
2, 2012
From QUÀ TẶNG by Trần Mộng Tú – March 3,
2011
QUÀ
TẶNG
-Viết cho cháu ngoại Oliver Tam Thể
Thằng
cu sinh thiếu bốn tuần, hơi bé so với đứa bé đủ ngày tháng. “Bà ngoại mới tinh”
đứng ngắm nghía đứa cháu đầu tiên của mình. Trong đôi mắt ngân ngấn lệ, bà thấy: Đó là một viên sỏi nhỏ có sắc hồng, Mẹ thiên
nhiên vừa đặt xuống bãi biển loài người, một viên sỏi nằm giữa ngàn ngàn viên sỏi
trong bãi cát, nhưng sao nó vẫn lấp lánh, trong suốt và rất riêng tư thuộc về
mình. Viên sỏi nằm đối diện với đại dương hùng vĩ, sóng đập ầm ầm như thế mà
sao nó không hề sợ hãi,vẫn mỉm cười bình thản. Đó là một hạt mưa do đám mây an
hòa trên từng cao vừa rắc xuống, rơi trên mặt chiếc lá sen, long lanh như một
viên hạt trai, bà thấy mình đưa tay nhón lấy đeo trên cổ mình; đó là một con
chim sâu vừa nứt ra khỏi cái vỏ trứng mẹ, còn ướt nhẹp, run rẩy, đã kêu chim
chíp, mẹ nó đang xòe cánh ôm sát vào lòng, bố nó bay đi tìm mồi, bà thấy mình vừa
cho tay vào ngực, lấy ra những cọng rơm thương yêu đặt thêm vào tổ; đó là một
con cá nhỏ xíu vừa tách ra từ cái bọc trứng, bơi rụt rè bên cá mẹ, bà thấy trên
tay mình có sẵn một nắm thính gạo, bà rắc xuống cho cả hai mẹ con; đó là một
con lợn sữa tròn vo, hồng hào, mũm mĩm đang rúc vào vú mẹ kêu ủn ỉn, bà thấy
mình giơ tay đắp lên mái chuồng thêm một tàu lá để che mưa cản nắng cho cả hai;
đó là một con mèo con mới biết kêu meo meo, cái sợi rốn chưa cắt còn máu me, một
đầu trên bụng mèo con, một đầu còn trong bụng mèo mẹ, bà thấy mình đang đi tìm
cái đĩa đổ sữa vào cho cả hai mẹ con. Cu Mèo
kêu hơi to.Tiếng kêu to làm bà giật mình ra khỏi những điều mình vừa lơ
mơ thấy.
Bà
nhìn mọi người đang loay hoay chung quanh cái sinh vật tinh khôi của Thượng Đế
vừa đặt vào bàn tay loài người. Nhìn con gái nằm trên giường, rồi nhìn cháu,
nhìn xuống chính mình, bỗng bà liên tưởng đến mấy con búp bế làm bằng gỗ của
người Nga hay bán ở phi trường trong những chuyến du lịch xa. Đó là những con
búp bế rỗng bằng gỗ. Mở con lớn ra thấy con nhỏ hơn bên trong, rồi mở thêm lần
nữa lại có con nhỏ hơn nữa bên trong, cứ mở thế hoài….Mỗi lần mở những con búp
bế đó nhỏ dần, nhỏ dần, luôn luôn làm bà liên tưởng đến mối liên hệ thân tộc từ
bà cố truyền xuống, rồi bà ngoại, rồi mẹ, rồi mình, rồi con gái, rồi cháu…. Cứ
thế, truyền tử, lưu tôn, thế hệ mới thay cho thế hệ cũ, nhưng trong máu huyết vẫn
có những giọt lưu truyền, để rồi một hôm có người thẳng thốt kêu lên: “Thằng cu
này có cái mũi giống hệt ông cố.” hay “Con bé này có nước da của bà nội.”. Giờ
đây nhìn thấy cháu bé xíu nhưng bình thường, cái đầu tròn xoay, da dẻ hồng hào,
chân tay mỗi bàn có đủ năm ngón, không thiếu, không thừa, hai tai tròn trĩnh,
thế là mừng lắm và cảm tạ ơn Trời, cảm tạ phúc ấm tổ tiên. Nỗi hân hoan mừng rỡ
ùa ra trong lòng bà như đê vỡ. Bà nhớ những người bạn có cháu trước bà hay nói:
“Thích lắm, mình tha hồ yêu, tha hồ chiều, mà lại không phải trách nhiệm, lo lắng
chuyện ngoan, hư, ăn học cho nó.” Nghe thấy hơi là lạ. Để xem rồi có đúng
không?
Bà
ôm cháu cho người ta chụp tấm hình đầu tiên, ôm như ôm quả địa cầu nhỏ trong
lòng, ôm như ôm mùa xuân thơm ngát (Nắng mưa do quả cầu nhỏ này mang tới bây giờ
thuộc về cha mẹ cháu, không phải của bà.) Bà bỗng nhớ lại thời gian sanh con mấy
chục năm về trước của mình. Con đầu lòng, rồi kế tiếp ba đứa con theo nhau ra đời,
trong bốn năm. Người mẹ trẻ lúc đó, đã có lúc ru con bài ca dao: “Con thơ tay bế tay bồng.” Rồi thoắt một cái, tưởng như mới
hôm qua. Các con đã tứ tán, mỗi đứa một tiểu bang. Người mẹ cứ đứng trông vời
con mắt. Mong tới dịp lễ lạc, cưới hỏi trong họ hàng để được gặp mặt con. Rồi
tiếp đến chờ tin con báo lấy vợ, lấy chồng, chờ con báo tin có cháu. Cô con gái
của bà bắt đầu bước vào con đường bà đã đi qua ngày trước. Cô sẽ hiểu thế nào
là tình thương của mẹ cho con. (Cô chẳng đang xúc động ứa nước mắt ra đấy hay
sao!) Bà cầu cho con gái mình được đủ nghị lực đi trên những con đường gập ghềnh,
không nhiều thì ít, (thế nào cũng có) với một cái tâm bình tĩnh, chấp nhận, an
bình.
Bà
là người mang con số “chậm chạp” nên bây giờ mới thành bà ngoại, những bạn học
cùng trang lứa với bà có người cháu đã vào đại học. Bà mỉm cười một mình, tự hỏi: “Tại sao lại Bà
Ngoại nhỉ? ” Ngoại có nghĩa là ngoài. Ngoài gì nhỉ? Máu huyết, dòng họ hay là đứng
ngoài nhìn vào? Ai đặt ra mà khéo thế! Chắc phải do một người đàn ông “bên nội”,
gốc cháu chắt cụ Khổng nên lúc nào cũng Trọng nam khinh nữ. Nhưng ai cũng biết
câu “Cháu bà nội, tội bà ngoại” Có nghĩa là bà nội thì hãnh diện với cháu lắm,
nhưng bà ngoại sẽ là người vất vả với cháu trước. Bà ngoại nhận vất vả một cách
hân hoan.
Bà
thưởng thức con, cháu như thưởng thức một sản phẩm của Thượng Đế ban cho mình.
Bà tin rằng con người hay một viên sỏi, một bông hoa, một giọt mưa, một con mèo
nhỏ, Thượng Đế đều cho mặc một chiếc áo đẹp đẽ và phà vào đó một linh hồn. Con
người với linh hồn mang thần khí của Thượng Đế và súc vật, cây cỏ mang hồn của
thiên nhiên. Bà mong cho cháu mình lớn
lên trong đơn sơ và đức hạnh. Đó là phúc ấm của tổ tiên. Chuyện tài năng, giầu
nghèo là chuyện giữa Trời và sinh vật Trời sinh ra. Không phải việc của bà, bận
tâm làm gì.
Bà
đã nghĩ ra những cái tên rất Việt Nam để
gọi cháu mình ngay từ khi con gái mới cấn thai. Cháu bà sẽ sinh vào giữa mùa
xuân, những cái tên: Xuân Hòa, Lam Điền, Tịnh Hồ, bà đã nghĩ tới, nhưng cuối
cùng bà chọn cái tên giản dị nhất: “Tam Thể” để gọi cháu bà. Thằng cu mang ba
dòng máu Việt, Mỹ và Úc lại sanh năm Mão. Nó sẽ là con mèo tam thể của riêng
bà.
Bà
ôm thằng cu Mèo bé xíu trong tay mình, nhìn xuống khuôn mặt xinh đẹp của cháu,
thấy mắt mũi nó nhỏ như những mẫu tự, bà loay hoay xếp từng chữ lại cho thành
những dòng thơ, rồi thành bài thơ. Bà biết đây là một bài thơ do một thiên thần
nào đó thương, gửi xuống từ trời tặng riêng cho bà, không phải do bà sáng tác.
Trần Mộng Tú
Tháng 3/3/2011